Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Vạch trần toan tính của Trung Quốc từ chiêu xây thuỷ điện
"Đây là một cuộc mặc cả, thuận mua vừa bán. Một khi các nước đã mời Trung Quốc vào nhà rồi mà khách trở mặt thì rất khó xoay trở".

 


Khoảng 1 thập kỷ kể từ khi xây dựng đập Tam Hiệp, đập thuỷ điện lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử, cho đến nay Trung Quốc không chỉ phát triển mạng lưới thuỷ điện khổng lồ trên toàn quốc mà còn mở rộng đầu tư vào các dự án ở khắp các khu vực trên thế giới từ châu Phi đến Đông Nam Á, Mỹ Latinh...

 

Trung Quốc lợi cả trước mắt lẫn lâu dài

 

Theo PGS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, năm nay lần đầu tiên đầu tư ra hải ngoại của Trung Quốc vượt FDI từ nước ngoài vào thị trường nội địa. Trung Quốc muốn tìm kiếm lợi nhuận và chuyển lao động, dây chuyền sản xuất sang các nước. Việc Trung Quốc đầu tư mở rộng xây dựng các nhà máy thuỷ điện ra các khu vực trên thế giới cũng không nằm ngoài mục đích trên.

 

"Trung Quốc cung cấp cho các nước cái mà họ thiếu, đó chính là tài chính. Cái gọi là tài trợ của Trung Quốc thực ra là cho vay vốn với lãi suất thấp. Đổi lại, họ được rất nhiều. Khi Trung Quốc đã trúng thầu thì họ sẽ đảm nhận việc cung cấp thiết bị, máy móc, họ lãi nhất là ở cái này. Ngoài ra, đã đầu tư vào thuỷ điện phải sử dụng một lượng lớn chuyên gia kỹ thuật, công nhân phục vụ cho việc xây dựng, Trung Quốc sẽ xuất khẩu luôn cả lao động. Ngoài ra, cá biệt họ có thể có mục đích chính trị. Ví dụ như các dự án trên sông Mekong".

 


Đập thủy điện tại sông Zangmu ở Tây Tạng, Trung Quốc

 

Đồng quan điểm với ông Quý, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, Trung Quốc đang trong quá trình thay đổi cấu trúc nền kinh tế và những tư liệu sản xuất như sắt thép, xi măng... bị dư thừa rất nhiều. Việc Trung Quốc đầu tư vào các dự án thuỷ điện hay lĩnh vực khác ở nước ngoài chính là đã làm một công đôi việc: tạo dấu ấn của Trung Quốc ở các nước, tiêu thụ hết những mặt hàng ế ẩm nói trên.

 

"Khi Trung Quốc cho nước ngoài vay ODA với lãi suất tương đối rồi thì họ chẳng cần ràng buộc gì nhiều mà chỉ cần tiêu thụ hết đống hàng ế kia. Còn với nước nào mà Trung Quốc thấy cần chi phối thì họ có thể cho vay với lãi suất rất thấp kèm theo những ràng buộc, thậm chí nếu như Trung Quốc thấy có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống chính trị để nay mai kiếm lợi nhiều hơn thì họ sẵn sàng cho luôn. Bên trong những dự án Trung Quốc đưa vào các nước nhìn bên ngoài có thể thấy rất rộng rãi, thoải mái nhưng thực chất bên trong có thể đã có sự mặc cả. Mọi thứ cuối cùng đều phải đem lại lợi ích cho Trung Quốc", ông Sơn chỉ rõ.

 

Đối với những công trình thuỷ điện trong nước của Trung Quốc, hai vị chuyên gia đều cho rằng, chúng có tác động lớn đến các nước xung quanh. Riêng tại thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc dự kiến làm 11 đập, trong đó đã xây xong 6 thủy điện, có dự án rất lớn như: Mãn Loan 1.500 MW, Tiểu Loan 4.200 MW và đặc biệt đã có dự án cực lớn là Nọa Trác Độ 5.860 MW...

 

Mới đây nhất, vào tháng 11/2014, Trung Quốc đã chính thức vận hành nhà máy thủy điện lớn nhất Tây Tạng, thuộc vùng núi Himalaya, nằm trên sông Yarlung Zangbo (phía Ấn Độ gọi là Brahmaputra). Trạm thủy điện Zangmu nằm ở độ cao 3.300m so với mực nước biển. Công trình này đã tiêu tốn 9,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỷ USD), dự kiến sẽ cao 116m khi chính thức hoàn thành và có tổng công suất lên đến 510.000KW.  

 

"Những đập thuỷ điện này làm thay đổi toàn bộ hệ thống sinh thái dọc theo các con sông lớn. Một khi dòng nước thay đổi sẽ kéo theo tất cả những thứ khác như môi trường, giao thông, bố trí dân cư... cũng thay đổi theo. Các nước sẽ phụ thuộc vào nguồn nước của Trung Quốc", PGS Nguyễn Huy Quý nhìn nhận.

 

Chủ nhà phải tự tính toán

 

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, các nước nhận đầu tư của Trung Quốc nếu ở mức vừa phải thì sẽ có lợi nhưng nếu quá mức cần thiết thì nguy cơ phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc rất rõ ràng. Một nhà máy thuỷ điện do Trung Quốc đầu tư thì sẽ phải dùng kỹ thuật, máy móc của Trung Quốc, chuyên gia, công nhân của Trung Quốc và về sau này cũng phải nhập phụ tùng thay thế từ Trung Quốc. Ngay cả ngành xây dựng thuỷ điện của nước sở tại cũng khó mà cạnh tranh được với Trung Quốc.

 

"Công nghiệp địa phương ở các nước châu Phi đã không thể ngóc đầu lên được do sự cạnh tranh của Trung Quốc, bài học đó đã có từ lâu. Đặc biệt, ngoài việc cho các nước vay với lãi suất thấp, Trung Quốc còn viện trợ không hoàn lại. Nhưng khác với Mỹ và các phương Tây kiểm tra chặt chẽ xem tiền của họ có được sử dụng đúng mục đích hay không và yêu cầu báo cáo minh bạch, Trung Quốc không bao giờ kiểm tra, họ chỉ trao tay và hoàn toàn để nước sở tại muốn làm gì thì làm. Sự lỏng lẻo của Trung Quốc khiến một bộ phận lãnh đạo các nước rất thích vì nó tạo điều kiện cho người ta tham nhũng", PGS Nguyễn Huy Quý phân tích. 

 

Trong thời đại toàn cầu hoá, tất cả các nền kinh tế đều phụ thuộc vào nhau, phải dựa vào nhau để phát triển, tuy nhiên, theo ông Quý, với các nước yếu kém về mặt nhân lực, kỹ thuật và vốn, khi hợp tác với Trung Quốc đành phải chấp nhận một số thiệt thòi và cái giá phải trả khi nhận đầu tư của Trung Quốc. Về lâu dài, họ sẽ bị lệ thuộc vào Trung Quốc.

 

Trong khi đó, ông Bùi Ngọc Sơn thẳng thắn, các nước bắt buộc phải tự nhận thức được những thứ Trung Quốc muốn ở họ có hại cho đất nước hay không để ngăn chặn. 

 

"Trung Quốc có thể cho vay vốn với lãi suất thấp nhưng lại yêu cầu một mảnh đất ở một vị trí quan trọng gây nguy hại cho quốc gia sở tại. Nếu trong điều khoản ký kết nước đó không nhận ra thì sau này họ phải lãnh hậu quả về an ninh, kinh tế, môi trường. Các nước phải tự biết mình cần gì, Trung Quốc cần gì, từ đó đưa ra quyết định nhận hay không nhận đầu tư của Trung Quốc. Đây là một cuộc mặc cả, thuận mua vừa bán. Chẳng ai cho không cái gì, nhất là Trung Quốc càng không có chuyện đó. Ngay cả một số dự án của các tổ chức tài chính quốc tế lớn khi thực hiện ở châu Phi cũng vấp phải chỉ trích rằng họ chỉ muốn giữ việc cho các nhóm  tư vấn của mình còn chẳng quan tâm gì đến lợi ích của các nước đó, Trung Quốc cũng có thể như thế".

 

Ông Sơn cũng khẳng định, các dự án Trung Quốc đầu tư ra ngoài đều nằm trong chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này. Đó là chuyện đôi bên cùng có lợi, còn thiệt hay không là do sự mặc cả của nước sở tại, kém cỏi, tham nhũng thì để phụ thuộc.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Người Việt tại Nga thời đồng rúp trượt giá (14-12-2014)
    Trung Quốc “thâu tóm” châu Âu (13-12-2014)
    Kịch bản nào cho Việt Nam khi giá dầu giảm chóng mặt? (12-12-2014)
    Giá dầu giảm - Tương lai của ngành dầu khí Mỹ ra sao? (10-12-2014)
    4 yếu tố khiến giá dầu giảm chóng mặt năm nay (10-12-2014)
    Giá dầu xuống đáy 5 năm, đồng Rúp Nga chao đảo (09-12-2014)
    Két tiền của Putin đang vơi dần (08-12-2014)
    “Chiến tranh dầu mỏ” lại bắt đầu? (07-12-2014)
    Cuộc chiến giá dầu: Mỹ hại Nga hay OPEC hại Mỹ? (05-12-2014)
    Đại chiến dầu mỏ: Những ông hoàng Trung Đông vs. Tư bản Đá phiến Hoa Kỳ (04-12-2014)
    Chiếc áo không làm nên thầy tu (03-12-2014)
    Trực thăng tài chính (02-12-2014)
    Người Thụy Sĩ dìm giá vàng (01-12-2014)
    Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số (30-11-2014)
    Các “ông lớn” nợ hơn 1,5 triệu tỉ đồng (28-11-2014)
    Giá dầu xuống mức thấp mới thúc đẩy triển vọng kinh tế châu Á (27-11-2014)
    Vai trò chi phối toàn cầu của Mỹ đang bị thách thức (26-11-2014)
    Việt Nam vướng bẫy thu nhập trung bình vì... kém sáng tạo (26-11-2014)
    Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản? (24-11-2014)
    Trung Quốc hạ lãi suất và những tác động đến Việt Nam (23-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152855910.